Hướng dẫn cách luyện đọc tiếng Anh hiệu quả

Bài viết này giành cho các bạn luyện đọc tiếng Anh trên trang Reading for Readiness.

Cấu trúc của một bài gồm có:

  • Tiêu đề bài viết (thường bằng tiếng việt)
  • Audio của bài đọc
  • Nội dung bài đọc
  • Diễn giải và từ vựng
    • Trích đoạn nhỏ có kèm dịch
    • Từ vựng (trong từng đoạn)
    • Kiến thức mở rộng (trong từng đoạn)

Mỗi người một cách học khác nhau tuy nhiên chúng tôi khuyến nghị cách học hiệu quả như sau:

Bước 1

Đọc tiêu đề bài viết, dừng lại một chút xem mình có kiến thức về chủ đề này không, nếu có thể thì viết ra một số từ vựng và câu hỏi đang hiện ra trong đầu bạn lúc này (bằng tiếng Việt, tiếng Anh tuỳ bạn).

  • Ví dụ: với bài “BÀI 6: HIỆP ĐỊNH PARIS (1783) – KẾT THÚC CÁCH MẠNG MỸ”, Hiệp định này giữa ai với ai? nó mang lại giá trị gì? nó quan trọng thế nào? sau hiệp định này chuyện gì đã xảy ra? vv… (Hãy luôn đặt câu hỏi!). Ngoài ra ít nhất chúng ta cũng liệt kê được hai từ là “hiệp định” “cách mạng” có thể bạn biết hai từ này rồi hay chưa không quan trọng, quan trọng là bạn viết ra!
  • Tại sao chúng ta làm thế? Bởi vì khi bạn bắt đầu đọc hay học một điều gì đó mới, nếu não bạn được chuẩn bị sẵn nó sẽ hứng thú với vấn đề mới, từ đó sẽ có khả năng nhớ lâu hơn.

Bước 2

Nghe (không nhìn vào nội dung bài đọc) và viết ra những từ mình nghe được.
Sẽ có từ bạn hiểu và không hiểu, viết đúng và viết sai, nhiều ít gì cũng được, nhưng quan trọng là viết hết ra. Rồi xem mình có hiểu nội dung của đoạn nghe này hay không, nếu bạn muốn có thể nghe đi nghe lại nhiều lần.

Bước 3

Đọc nội dung, kiểm tra xem những gì mình vừa viết đúng sai thế nào. Bạn cũng có thể nghe lại file âm thanh nếu muốn.

Bước 4

Đọc phần “Diễn giải và từ vựng” để kiểm tra lại một lần nữa kiến thức của mình và lấy thêm những thông tin hữu ích mà chúng tôi đưa vào để giúp bạn có thêm hiểu biết về chủ đề bạn đang đọc.

Những từ vựng được lựa chọn đưa ra theo cấu trúc sau: từ vựng /phiên âm/ (từ loại) [CEFR] (Ví dụ: obvious /ˈɑːbviəs/ (adjective) [B1]).

CEFR là khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (Common European Framework of Reference) là một tiêu chuẩn quốc tế để mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ. Nó mô tả khả năng ngôn ngữ theo thang điểm sáu, từ A1 cho người mới bắt đầu, cho đến C2 cho những người đã thành thạo một ngôn ngữ.
Những từ không có ghi chú CEFR là những từ không nằm trong khung tham chiếu, có nghĩa mức độ sử dụng phổ biến của nó không được xếp loại.
Một từ có nhiều nghĩa và mỗi nghĩa có thể khác nhau về mức độ CEFR. Chúng tôi chọn nghĩa của từ phù hợp với đoạn văn và từ đó có được thông tin CEFR.

Bước 5

Tổng kết lại kiến thức bạn vừa học.
Đây cũng là khâu rất quan trọng, bạn xem sau bài đọc mình có trả lời được hết những câu hỏi đã có không? Những từ bây giờ mình có thể viết ra có khác gì so với trước khi học không? Kiến thức đã mình thu được là gì? Mình có thể tự tổng hợp lại kiến thức chứ? (nói hoặc viết ra đều được).
Bạn cũng có thể nghe lại thêm nhiều lần hoặc ghi âm lại giọng đọc của mình và nghe lại.

Nếu có bất kỳ thắc mắc, phản hồi,… gì cũng được hết kể cả kiến thức bạn vừa tự tổng hợp được, hãy comment và chúng ta sẽ cùng thảo luận!

Comments
All comments.
Comments

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.