Sách 21 bài học cho thế kỷ 21 (phần 2)

Văn minh

Con người ở thế kỷ 21 không chỉ kết nối với nhau mà còn chia sẻ những niềm tin và hành động giống nhau.
Một nghìn năm trước thế giới bị chia rẽ bởi các mô hình chính trị khác nhau, ngày nay hành tinh được chia ra bởi 200 quốc gia nhưng nhìn chung đều đồng thuận về các quy tắc ngoại giao và luật quốc tế chung. Sức mạnh của hệ thống chính trị toàn cầu được thể hiện qua các thế vận hội. Các vận động viên không phân chia theo đảng phái, tôn giáo, giai cấp hay ngôn ngữ mà là quốc tịch. Bài hát quốc ca và lá cờ quốc kỳ của các nước hầu như giống nhau về nội dung và màu sắc. (Các bạn có thể tìm trên mạng để chứng minh điều này, ở đây xin không nói dài dòng)

Không riêng gì quan điểm hoạt động chính trị, các tổ chức giáo dục, các bệnh viện tại các quốc gia khác nhau cũng có những chương trình giảng dạy, quan điểm khoa học và điều trị bệnh tương đối giống nhau. Các quốc gia khác nhau có cùng quan điểm hoạt động và các vận hành hệ thống kinh tế (Ngân hàng, tập đoàn, giòng vốn,…)

uy nhiên, bạn thường cãi nhau với anh em trong nhà nhiều nhất phải không nào?
Tức là khi chúng ta có cùng hệ tư tưởng, cùng phụ thuộc vào các nên tảng kinh tế,văn hoá toàn cầu như nhau thì khi mâu thuẫn sẽ nảy sinh sẽ khó giải quyết hơn rất nhiều. Điều gì sẽ xảy ra khi biến đổi khí hậu châm ngòi cho các thảm hoạ sinh thái? Điều gì sẽ xảy ra khi robot dần thay thế con người trong hầu hết các lĩnh vực?… Chúng ta sẽ cùng chịu tác động giống nhau, và có những cuộc tranh cãi khổng lồ cho những vấn đề này.

Chủ nghĩa dân tộc

Chủ nghĩa dân tộc tìm cách bảo tồn văn hóa của dân tộc. Nó cũng thường liên quan cảm giác tự hào về những thành tựu của dân tộc, và có sự liên kết chặt chẽ với khái niệm chủ nghĩa yêu nước.

Các vấn đề như vũ khí hạt nhân, sự biến đổi sinh thái toàn cầu cần câu trả lời toàn cầu. Không một quốc gia đơn lẻ nào có thể giải quyết vấn đề này, Hiện nay số người chết vì béo phì, tai nạn và tự tử còn lớn hơn số người chết về chiến tranh, đây là thành tựu đáng mừng của nhân loại, nhưng rất tiếc chúng ta lại coi nó là một chuyện hiển nhiên, các nước Nga, Mỹ đã bắt đầu vào cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, đưa chúng ta trở lại bên bờ của hủy diệt hạt nhân.

Con người bị nghiện nhiên liệu hóa thạch Các nguyên liệu này chứa hàm lượng cacbon và hydrocacbon cao. (Than, dầu khí)
Nếu không cắt giảm lượng khí thải nhà kinh, trong vòng 20 năm tới, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng lên 2 độ. Khi nóng lên toàn cầu, các mỏm băng sẽ tan, ánh sáng mặt trời từ trái đất phản xạ ra ngoài không gian sẽ ít đi, hành tinh sẽ hấp thụ nhiệt nhiều hơn, và trái đất lại càng nóng hơn. Nó sẽ không thể dừng lại dù con người có thôi không đốt than, khí và dầu nữa.

Đứt Gãy Công Nghệ

Các quốc gia ngay cả như Mỹ cũng không thể kiểm soát được vấn đề này. Nếu như Trung Quốc lao vào phát triển công nghệ biến đổi Gen, Phôi người thì Mỹ cũng không thể cấm được điều đó. Nếu những phát triển này mang lại lợi thế kinh tế và quân sự thì Mỹ cũng sẽ bị cám dỗ và phá vỡ lệnh cấm của chính mình.

Trong khi chiến tranh hạt nhân và biến đổi khí khậu đe doạ sự tồn tại của con người thì Đứt Gãy Công Nghệ làm thay đổi bản chất của loài người. Chỉ trong một hoặc hai thế kỷ nữa, sự hợp nhất của công nghệ AI và công nghệ Sinh Học có thể đem lại những đặc tính về thể chất và tinh thần hoàn toàn khác.

Tới đây chúng ta đã thấy rõ, ba vấn đề của nhân loại phải đối mặt hiện này là: Nóng lên toàn câu, chiến tranh hạt nhân và đứt gãy công nghệ. Ba vấn đề này hỗ trợ nhau tạo nên một cuộc khủng khoảng sống còn chưa từng có.
Biến đổi khí hậu có thể có tác dụng giống như hai cuộc chiến tranh thế giới. Chiến tranh thế giới đã thúc đẩy phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật một cách thần kỳ (xe tăng, khí độc, máy bay siêu nhanh và tên lửa xuyên lục địa, bom nguyên tử …)
Với biến đổi khí hậu sẽ có thể tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của AI và công nghệ sinh học. Trong thời khủng khoảng con người sẽ có thể làm những chuyện liều mạng. Sự đứt gãy công nghệ này có thể làm gia tăng chiến tranh hạt nhân. Khi một cường quốc hạt nhân nhận thấy sự đe doạ của cường quốc công nghệ, họ hoàn toàn có thể sử dụng vũ khí này trước khi nó bị trở nên vô hiệu hoá bởi những Hacker của đối phương.

Tôn giáo

Có rất nhiều Tôn giáo tồn tại trên thế giới từ trước tới nay. Vào thời tiền hiện đại, con người thường nhờ tới tôn giáo để cầu được mùa, chữa bệnh. Tôn giáo tham gia vào hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp và ý tế. Vào thời hiện đại, con người không còn nhờ cậy Tôn giáo trong các lĩnh vực này nữa, đấy cũng là lý do toàn thế giới đang ngày càng trở thành một nền văn minh duy nhất.

Tuy nhiên Tôn giáo vẫn củng cố cho chủ nghĩa dân tộc, chia cắt văn minh nhân loại thành các phe phái khác nhau và thường là thù nghịch với nhau. Các nhà nước sử dụng tôn giáo để củng cố và nuôi dưỡng bản sắc độc đáo của mình.
Ví dụ rõ ràng nhất là nhà nước Nhật Bản. Họ đã nêu cao tôn giáo truyền thông của mình là Thần Đạo (Shinto), như hòn đá tảng của bản sắc dân tộc, từ đó tạo ra một phiên bản chính thức của Thần Đạo, đàn áp những tư tưởng Thần Đạo địa phương. Phiên bản này giúp củng cố sự trung thành với nhà nước, thờ phụng Nhật Hoàng. Nó có hiệu quả như một phép màu, đưa Nhật Bản trở thành một trong các cường quốc lớn nhất thế giới. Như đã nói ở trên, Tôn giáo củng cố chủ nghĩa dân tộc, từ đó làm cho việc giải quyết các vấn đề toàn cầu trở nên phức tạp hơn!

Nhập Cư

Toàn cầu hoá dẫn đến việc nhập cư, hoà trộn giữa các nên văn hoá trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên người nhập cư lẫn nước chủ nhà đều có vô số những vấn đề kéo theo. Người nhập cư có thể phải mất rất nhiều thời gian để hoà nhập với cộng đồng mới, và nước chủ nhà phải luôn sẵn sàng tinh thần để giải quyết các vấn đề của người nhập cư đưa tới, từ sự khác biệt văn hoá của họ.

Các nước Châu âu luôn hào phóng đón nhận những người nhập cư, tuy nhiên vấn đề phân biệt văn hoá luôn là vấn đề khó hoá giải trong cộng đồng loài người từ trước đến này. Vấn đề phân biệt chủng tộc đã được các nhà khoa học chứng minh rằng, con người ở các châu lục không có sự khác biệt về sinh học, tuy nhiên, đối với vấn đề văn hoá lại khó hơn rất nhiều.

Chúng ta có thể tôn trọng văn hoá của nhau, nhưng ít người xem việc thiêu phù thuỷ, giết trẻ sơ sinh hay ăn thịt chó là các đặc trưng quyến rũ của con người cần được bảo tồn. Nếu những quốc gia giàu có không thể chấp nhận được một ít người tỵ nạn nghèo khó thì loài người còn cách nào để vượt qua mâu thuẫn tiến tới nền văn minh toàn cầu?

Chủ nghĩa khủng bố

Khủng bố được ví như một con ruồi, chúng muốn phá tiệm đồ sứ nhưng bất lực vì quá bé nhỏ, chúng sẽ tìm một con bò mộng, quấy rầy nó để nó điên lên vì sợ hãi và tức giận, sẽ phá tan cái tiệm. Đây là điều đã xảy ra ở vụ khủng bố 11 tháng Chín, khi những kẻ Hồi Giáo Chính Tông kích động con bò mộng Hoà Kỳ quấy phá tiệp đồ sứ Trung Đông.

Các cuộn khủng bố gây hậu quả rất nhỏ so với chiến tranh thông thường. Với thời Trung Cổ, xã hội tràn ngập bạo lực thì chủ nghĩa Khủng Bố không có chỗ đứng, nó không được để tâm! Nhưng với thời hiện đại, các nhà nước tập quyền có trách nhiệm phải giảm mức độ bạo lực xuống mức bằng không, chính vì thế bất kỳ một hành động bạo lực nào đều bị xã hội lên tiếng, các nhà nước này đều phải chịu trách nhiệm vì đã không giữ gìn được an ninh xã hội. Vì vậy, Mục tiêu của các cuộc khủng bố là quấy rầy con bò mộng đầy quyền lực, làm nó bối rối và lạm dụng sức mạnh của mình. Con bò sẽ mắc lỗi, hành động tàn bạo, dư luận nghả nghiêng, những người trung lập sẽ thay đổi lập trường và cán cân quyền lực sẽ dịch chuyển.

Chủ nghĩa Khủng Bố trong tương lai: Phân tích trên chỉ đúng với chủ nghĩa Khủng Bố trong hai thế kỷ trước đây! Ngày nay, chủ nghĩa Khủng Bố sẽ gây tai hoạ như thế nào nếu chúng, một nhóm nhỏ những kẻ cuồng tín nắm quyền kiểm soát hệ thống an ninh mạng, chiếm được quyền điều khiển vũ khí hạt nhân? Từ chủ nghĩa Khủng Bố đơn thuần sẽ tiến lên Khủng Bố Hạt Nhân, Khủng Bố Sinh Học, Khủng Bố Mạng!

Tuy nhiên, Các chính phủ hiện đại theo đuổi các cuộc chiến chống Khủng Bố đã tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc mà lẽ ra nó đã được đầu tư vào việc chống lại việc nóng lên toàn vầu, AIDS, đói nghèo,… Cái mà các nhà kinh tế học gọi là “Chi phí cơ hội “

Chiến Tranh

Cái nhìn về Chiến Tranh đã thay đổi rất nhiều, có sự khác biệt rõ rệt giữa quan niệm của những năm 1914 và năm 2018. Vào những năm 1914 các cuộc chiến thành công bồi đắp cho thịnh vượng kinh tế và quền lực chính trị đã hấp dẫn các giới tinh hoa của các chính phủ như thế nào, thì ngày nay, các chính phủ dường như không biết cách chính thẳng bằng các cuộc chiến nữa.

Một ví dụ điển hình là Trung Quốc, để trở thành một cường quốc, nó đã áp dụng cách của các nhà nước tiền bối như Nhật, Đức và Ý. Các cường quốc này đã thịnh vượng sau thất bại ở chiến tranh thế giới 1945 nhờ việc tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế chứ không phải chiến thằng trong các cuộc chiến. Trung Quốc đã né tránh tất cả các cuộc đụng độ chiến tranh với các nước sau thất bại ở cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979.

Một trong những lý do khiến cho các cuộc chiến trở thành dĩ vãng đó là, tài sản kinh tế chủ yế nằm trong các kiến thức công nghệ kỹ thuật và cách tổ chức sản xuất hơn là nằm trong các giếng dầu, mỏ vàng. Không thể chinh phục kiến thức bằng chiến tranh! Chẳng có mỏ Silicon nào ở thung lũng Silicon cả!

Tuy nhiên không thể coi thường chiến tranh, nếu nó xảy ra trong thời đại này, nó sẽ là một vụ tự sát tập thể. Một khi các quốc gia cho rằng chiến tranh không thể tránh khỏi, họ sẽ tăng cường quân sự, khởi động các cuộc chạy đua vũ trang, từ chối thoả hiệp trong các cuộc xung đột. Chủ nghĩa dân tộc có thể làm gia tăng sự tự kiêu về quốc gia của mình, cho rằng tôn giáo, văn hoá của tôi là tối thượng và cần phải đứng trước lợi ích của bất kỳ ai!

Chúa – Thần linh

Con người đã nhân danh chúa, nhân danh thần linh làm rất nhiều điều, trong đó có những điều hết sức vô lý như: bắt phụ nữ phải che mặt, kết tội những bộ Bikini, kên án việc uống rượu hay phản đối hôn nhân đồng tính. Ở loài người, đạo đức đã xuất hiện ở mọi xã hội, dù không phải tất cả các xã hội đó đều tin có chúa. Đạo đức là làm giảm khổ đau chứ không phải nghe theo mệnh lệnh của thần thánh nào. Để hành động có đạo đức bạn không cần phải tin vào bất cứ truyền thuyết nào, bạn chỉ cần thấu hiểu sự khổ đau một cách sâu sắc. Nếu bạn có ý làm tổn thương ai đó, thì điều đầu tiên tâm trí bạn sẽ không bình an, bất hạnh. Không ghe thăm đền chùa miếu mạo, hay không tin vào bất kỳ vị thần linh nào cũng là một lựa chọn khả dĩ. Bạn vẫn có thể sống một đời đạo đức để mang lại cho bạn mọi giá trị bạn cần.

(còn tiếp)

Suggested
Suggested contents and articles.
Suggested Contents
Sách 21 bài học cho thế kỷ 21 (phần cuối)
Chủ nghĩa thế tục – (Không tin vào chúa, thần linh) Những người không tin vào thần linh, họ không sa vào việc đối chọi giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, không cho rằng có một thứ độc quyền mà tôn giáo nào đó nắm giữ. Những người
Sách 21 bài học cho thế kỷ 21 (phần 1)
Mở đầu Cuốn sách nêu lên các vấn đề lớn mà loài người đang phải đối mặt như: vũ khí hạt nhân, biến đổi khí khậu, bình đẳng, nhập cư, giáo dục… cho tới các vấn đề nội tại trong mỗi người như ý nghĩa cuộc sống, thiền. Chúng ta
Comments
All comments.
Comments

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.