Sách 21 bài học cho thế kỷ 21 (phần cuối)

Chủ nghĩa thế tục – (Không tin vào chúa, thần linh)

Những người không tin vào thần linh, họ không sa vào việc đối chọi giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, không cho rằng có một thứ độc quyền mà tôn giáo nào đó nắm giữ. Những người này thấy thoải mái với nhiều bản sắc lai tạp của mình, họ có thể vừa tin và không tin vào rất nhiều tôn giáo khác nhau. Những người này thuộc chủ nghĩa Thế Tục. Lý tưởng của chủ nghĩa Thế Tục là Sự Thật, thứ dựa trên quan sát và kiểm chứng chứ không phải dựa trên một đức tin nào cả. Chính điều này là nền tảng của khoa học hiện đại. Chủ nghĩa Thế Tục có một mục tiêu đạo đức quá cao, vì thế nó không thể dùng để duy trì xã hội được, nếu cần người ta cảm tử để bảo vệ tổ quốc thì không thể lấy chuẩn mực đạo đức ra mà cần một niềm tin điên cuồng vào một thần linh nào đó.

Sự Ngu Dốt

Con người hiện đại thường nghĩ mình biết rất nhiều, nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Điều khiến Sapiens có lợi thế hơn các loài khác đó là việc nghĩ cùng nhau theo các nhóm lớn chứ không phải sức mạnh hay trí tuệ của một cá nhân nào làm nên xã hội loài người này.

  • Chúng ta dựa vào chuyên môn của kẻ khác để thoả mãn hầu hết các nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên trong hai thập kỷ trở lại đây, chủ nghĩa Cá Nhân đang tung hô sức mạnh cá nhân và cổ vũ cho việc, bạn là duy nhất, là quan trọng nhất.
  • Thế giới đang ngày một phức tạp và con người lại không nhận ra mình ngờ nghệch thế nào với các sự việc đang diễn ra.
  • Đối với những người nắm quyền lực thì lại càng ít được tiếp xúc với sự thật, họ càng ở trung tâm quyền lực, càng có những cái nhìn không chính xác về thế giới.

Đây là vấn đề, nếu không nhìn chính xác về thế giới thì làm sao có thể tìm thấy sự khác biệt giữa đúng và sai?

Công lý

Ý thức của chúng ta về công lý có thể đã lỗi thời. Thế giới ngày càng phức tạp để chúng ta có thể hiểu đúng về nó, hay điều khiển nó. Thường những tội ác chúng ta gây ra mà chúng ta không hề hay biết. Ví dụ như đầu tư cho một công ty mà nó thải độc ra biển làm ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, đó có được gọi là tội ác của chúng ta không?

Hậu sự thật

Loài người luôn sống trong thời Hậu Sự Thật. Vố dĩ Sapiens phát triển được là nhờ những câu chuyện hư cấu, để kết nối vô số những người xa lạ lại cùng hợp sức làm một điều gì đó, đều cần những câu chuyện hư cấu. Có nhưng tin đồn đã tồn tại hàng trăm năm, thậm chí lâu hơn. Ngày nay có thể dễ dàng thấy các câu chuyện hư cấu trong các đoạn quảng cáo của các nhãn hàng, sản phẩm. Loài người thích quyền lực hơn là sự thật. Chúng ta giành thời gian công sức để điều khiển thế giới hơn là để hiểu về nó.

Khoa Học Viễn tưởng

Phải có trách nhiệm hơn khi truyền tải các vấn đề khoa học, bởi hầu hết mọi người tiếp xúc với các ý tưởng khoa học thông qua phi khoa học viễn tưởng thay vì đọc các bài báo khoa học khô khan.

Giáo Dục

Thay đổi là điều cần thiết.
Thế giới thay đổi liên tục, và những Sống ở thế kỷ thứ 10 thì loài người thường ít suy nghĩ về tương lai, vì về cơ bản xã hội ít thay đổi, tới khi 50 tuổi họ vẫn có thể sử dụng những gì mình học và cảm nhận được khi còn bé. Tuy nhiên với thời hiện đại, xã hội thay đổi liên tục, khiên nhận thức của chúng ta về xã hội cũng thay đổi nhanh chóng, nhưng não của chúng ta vẫn mang những đặc tính của người nguyên thủy, không thể thao kịp tốc độ thay đổi của xã hội.

Làm thế nào để có thể đào tạo một đứa trẻ được sinh ra hôm nay có thể phù họp với sự thay đổi nhanh chóng, và đòi hỏi xã hội của 30 mới năm tới. Đó là thách thức của giáo dục hiện đại. Xã hội ở thế kỷ 21 ngập trong một khối thông tin khổng lồ, và khả năng tổng hợp, phân tích thông tin là điều quan trọng nhất.

Các giáo dục của chúng ta hiện tại, như dạy trẻ con giải phương trình, lịch sử chiến tranh thứ nhất hay thậm chí nguyên nhân biến đổi khí hậu là những thứ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc dạy chúng cách thay đổi để phù hợp với sự thay đổi xã hooijl. Dạy trẻ con kỹ năng sống, đối phó với thay đổi, học điều mới và đặc biệt là duy trì cân bằng trong các tình huống xa lạ. Con người trong thế kỷ 21 cần đổi mới hết lần này tới lần khác.

Ý nghĩa cuộc đời

Không có gì là vĩnh hằng. Theo các nhà vật lý cho biết Trái đất có thể sẽ bị mặt trời nuốt ngọn trong vài tỷ năm nữa! Vậy lúc đó những thứ từng tồn tại, tường được đấu tranh, hi sinh để giành lấy, để được coi như là linh hồn của vố số những người con trung thành với tổ quốc còn có ý nghĩa gì? Vậy mọi chúng ta nên tin vào câu chuyện gì, hành động thế nào để cuộc đời mình có ý nghĩa? Không có câu chuyện nào là thật cả, miễn câu chuyện đó cho chúng ta một vai trò gì đó trong cuộc sống, và câu chuyện đó không cần kéo dài tới vô cực, chỉ cần nó kéo dài quá tầm mắt của chúng ta.

  • Một số người tin vào vòng luân hồi, cuộc sống sẽ là một vòng vô tận, chỉ cần sống tốt trong kiếp này, tới kiếp sau sẽ lại hồi sinh, lại tiếp diễn không bao giờ dứt. Và họ yên tâm với điều đó.
  • Một số người tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời qua việc để lại một di sản nào đó sau khi đã chết như một công trình khoa học, hay một cuốn sách. Tuy nhiên với chiều dài của vũ trụ, những cố hiến và di sản này tới lúc nào đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì nữa.
  • Nếu không thể để lại một thứ gì hữu hình như bô gen hay một bài thờ, thì bạn chỉ cần làm những điều tốt đẹp, giúp đỡ mọi người xung quanh để cuộc sống tốt đẹp hơn, từ đó tạo thành một chuỗi những điều tốt đẹp, từ đó đóng góp vào tiến bộ chung của thế giới.
  • Một số người khác, tin vào câu chuyện của sự lãng mạn. Nếu bạn thực sự yêu ai đó, bạn sẽ không bao giời phải lo lắng về ý nghĩa cuộc đời. Vậy còn nếu bạn không yêu ai thì sao? mục tiêu của đời bạn là đi tìm tình yêu chân chính!

Loài người từ lâu đã biết cách làm cho các câu chuyện tưởng tượng có giá trị và cảm giác thật. Bằng cách họ bắt người ta phải hi sinh, đau đởn khốn khổ cho một câu chuyện này. Bạn sẽ cảm nhận được sự thật của câu chuyện hơn bao giờ hết nếu bạn phải hi sinh cho nó, đau đớn vì nó, đúng không? Những việc như hiến tế, kiêng khem đều là hậu quả của những câu chuyện bịa đặt mà con người đã nghĩ ra. Con người đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, của cuộc đời mình qua các câu chuyện.

Chúng ta không thể quyết định được ngoại cảnh, nhưng tệ hơn, chúng ta cũng không quyết định được những suy nghĩ của bản thân, những cảm xúc của bản thân, những ham muốn hay các phản ứng của ta với những ham muốn đó. Con người thường cho những khao khát của mình quá quan trọng, họ thay cố gắng thay đổi bản thân, thay đổi những người xung quanh, thay đổi cả thế giới, cả hệ sinh thái vì những ham muốn của mình. Nếu ta hiểu rằng các khao khát của ta chỉ là hậu quả của một quá trình sinh hóa thì ta đã bớt bị chúng ám ảnh hơn. Tốt hơn chúng ta nên hiểu chính mình hơn là cố gắng chạy theo những ảo mộng xuất hiện trong đầu.

Đạo Phật dạy ta rằng, không có câu chuyện nào cả, mọi thứ là hư vô. Và cuộc sống là vô nghĩa, chúng ta cũng chẳng cần phải tạo ra câu chuyện nào, chỉ cần cảm nhận được hơi thở lúc này, sự sống đang diễn ra lúc này, điều đó sẽ mang lại bình yên cho bạn. Đạo Phật cho ta nhiều ví dụ về những người tin vào sự trống rỗng, sự vô thường của mọi hiện tượng, vào việc quan trọng của sự buông bỏ.

Khi bạn muốn biết đâu là hiện thực, đâu là hư cấu thì hãy hỏi, nhân vật trung tâm của câu chuyện có biết đau khổ không? Ví dụ: câu chuyện về dân tộc anh hùng nào đó, thì nhân vật chính ở đây là “dân tộc”, vậy dân tộc có biết đau khi ta đâm vào nó không? có khóc lóc khi ta lấy một phần mảnh đất nào đó của nó không? tất nhiên là không rồi. Chỉ có những đau khổ của con người trong dân tộc đó là có thật. Vì vậy bạn không cần phải hi sinh cho “dân tộc”, rất có thể bạn đã bị câu chuyện hư cấu nào đó điều khiển. Hay tìm kiếm sự đau khổ và nguồn cơn của nó, để cứu vớt sự tỉnh táo của bản thân.

Muốn hiểu về vũ trụ, cuộc sống, hay chính bản thân mình, khởi đầu tốt nhất là quan sát sự đau khổ.

Thiền

Để hiểu về bản thân, trong đạo Phật có dạy người ta nên thiền định. Thiền giúp con người cảm nhận sự sống trong giây phút hiện tại, rũ bỏ mọi ham muốn và nhận thức sự hư vô của vạn vật.

Tác giả kết thúc cuốn sách bằng chương nói về thiền. Phải chăng muốn nhắn nhủ rằng, để đối mặt với các vấn đề của xã hôi, các vấn đề của thế kỷ, trước tiên cần nhìn sâu vào chính mình, hiểu mình, đối mặt với mình trước tiên.

Hi vọng qua loạt tóm tắt này có thể sẽ làm sợi chỉ giúp các bạn đọc sách sâu sắc và thú vị hơn.

Suggested
Suggested contents and articles.
Suggested Contents
Sách 21 bài học cho thế kỷ 21 (phần 2)
Văn minh Con người ở thế kỷ 21 không chỉ kết nối với nhau mà còn chia sẻ những niềm tin và hành động giống nhau. Một nghìn năm trước thế giới bị chia rẽ bởi các mô hình chính trị khác nhau, ngày nay hành tinh được chia ra
Sách 21 bài học cho thế kỷ 21 (phần 1)
Mở đầu Cuốn sách nêu lên các vấn đề lớn mà loài người đang phải đối mặt như: vũ khí hạt nhân, biến đổi khí khậu, bình đẳng, nhập cư, giáo dục… cho tới các vấn đề nội tại trong mỗi người như ý nghĩa cuộc sống, thiền. Chúng ta
Comments
All comments.
Comments

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.