Sách Lược sử vạn vật – Trái đất

Chúng ta đang sống trên một hành tinh gọi là Trái Đất. Trong vũ trụ rộng lớn này, cho đến này, chúng ta vẫn chỉ mới tìm thấy sự sống trên hành tinh này mà thôi!  Nếu dùng một vài từ để miêu tả hành tinh thân thương này thì bạn sẽ dùng từ nào?
Một hành tinh vô cùng đặc biệt, vô cùng đẹp và vô cùng nguy hiểm! 
Một điều đặc biệt nữa là loài người chúng ta hiểu về sự phân bố vật chất trong mặt trời còn hơn cả trong trái đất này đấy! Dù những kiến thức của chúng ta về Trái đất còn tương đối ít ỏi, nhưng chúng vô cùng thú vị!
Hôm nay các bạn hãy cùng mình, và cuốn sách Lược Sử Vạn Vật tìm hiểu về trái đất dưới chân chúng ta nhé.

Sự hình thành Trái đất

Khoảng 4.6 tỷ năm trước, một xoáy khí và bụi khổng lồ đã tích tụ trong vũ trụ nơi chúng ta đang sống và bắt đầu tổ hợp lại. Gần như tất cả – 99.9% khối lượng – được dùng để tạo ra Mặt trời. Từ những nguyên liệu trôi nổi còn sót lại, các hạt bụi đâm vào nhau (theo lực tĩnh điện) tạo thành các khối lớn hơn. Cuối cùng, các khối này đủ lớn để được gọi là các tiểu hành tinh. Tất cả xảy ra rất nhanh (khoảng vaì chục nghìn năm). Các tiểu hành tinh tiếp tục va đập, bị tách lìa hoặc kết hợp, dần dần hình thành nên những hành tinh lớn hơn có quỹ đạo xác định. Khoảng 200 triệu năm sau (tức là 4.4 tỷ năm trước), Trái đất về cơ bản đã hình thành. Sau đó không lâu, một vật thể có kích thước cỡ chừng sao Hỏa đã đâm vào Trái đất, làm thổi bay một lượng vật chất để tạo thành một khối cầu đồng hành, đó chính là Mặt trăng, 

Kiến thức khái quát về Trái đất

Như đã nói ở trên, chúng ta biết rất ít về những gì nằm dưới chân mình. Trên thực tế, xe hơi đã được chế tạo, giải Nobel đã được trao từ trước khi loài người chúng ta biết rằng:Trái đất có lõi! Chúng ta bắt đầu có ý tưởng về các lớp bên trong của Trái đất khi nghiên cứu các số đo địa chấn vào năm 1906. Phải tới năm 1936 chúng ta mới biết trái đất có 2 lõi, lõi trong là thể rắn, và lõi ngoài là thể lỏng., là nơi sinh ra từ trường. 

Cấu tạo cơ bản của trái đất

Ngoài 2 lõi này thì Trái đất còn gồm: lớp phủ bằng đá nóng, và lớp vỏ đá ở ngoài cùng.  
Tuy nhiên, nếu so sánh Trái đất với quả táo, thì chúng ta còn chưa khoan xuyên qua được vỏ của quả táo này. Từ trường của Trái đất sinh ra tại vành đai tập trung các nguyên tố kim loại ở thể lỏng. Nếu không có nó, các DNA đã bị xé ra thành các mảnh vô dụng bởi sự tác động của các tia độc hại trong vũ trụ.

Từ trường trái đất thay đổi cường độ theo thời gian, và nó cũng có lúc thay đổi cả chiều chuyển động. Theo các nhà khoa học cho biết, trong 1 triệu năm qua từ trường trái đất đã thay đổi tổng cộng 200 lần, lý do của sự thay đổi này vẫn là câu hỏi chưa có lời giải lớn nhất trong lịch sử địa chất. 

Từ trường Trái đất là 1 yếu tố vô cùng quan trọng với sự sống của chúng ta. Khi từ trường trái đất hoạt động tốt, các tia độc hại này sẽ được đẩy ra xa bề mặt trái đất. Tuy nhiên chúng ta có thể đang trải qua một đợt đảo chiều của từ trường. Chỉ trong thế kỷ 20, từ trường Trái đất đã giảm 6% 

Trái đất vận động như thế nào?

Wegener đưa ra lý thuyết rằng các lục địa có thể từng tồn tại như một khối thống nhất, trước khi tách rời ra và trôi dạt tới vị trí hiện nay. Các nhà địa chất từng tìm mọi cách có thể để phủ nhận đề xuất này. Để biện giản về sự phân tán khắp nơi của các hóa thạch, chẳng hạn như hóa thạch của loài ngựa cổ Hipparion có cả ở Pháp và ở bang Florida nước Mỹ, các nhà địa chất từng cho rằng vào một thời điểm nào đó, đã có một cây cầu lục địa vắt ngang qua Đại Tây Dương. Tất nhiên là cây cầu đó không tồn tại, nhưng nó từng là tư tưởng địa chất học trong suốt 1/2 thế kỷ.

Năm 1944, nhà bác học Holmes, đã trình bày thuyết trôi dạt lục địa, đến nay những nguyên lý cơ bản của thuyết này vẫn chiếm ưu thế.

1963, Matthews và Vine đã chứng minh các châu lục đang chuyển động. Sau đó, người ta nhận ra rằng toàn bộ vỏ Trái đất, chứ không chỉ riêng các lục địa nằm bên trên chúng, tất cả đang dịch chuyển. Nhưng mãi tới năm 1968, một bài báo của ba nhà địa chấn người Mỹ mới gọi tên ngành khoa học mới này: ngành “kiến tạo mảng”.

Theo đó, vỏ Trái Đất gồm 8-12 mảng lớn, 20 mảng nhỏ, di chuyển theo những hướng khác nhau với tốc độ khác nhau. Các mảng đó, chỉ  quan hệ ngẫu nhiên với các lục địa bên trên: vd mảng Bắc Mỹ rộng hơn nhiều so với lục địa Bắc Mỹ. Nó có biên giới phía Tây gần trùng với bờ tây của Mỹ, cho nên ở California hay có động đất do sự va chạm của mảng này với mảng bên cạnh, trong khi đó biên giới phía đông của nó vươn ra đến giữa Đại tây dương)

Vì các mảng chuyển động, nên hình thế của các lục địa hiện nay và trong quá khứ là rất khác nhau: Trong quá khứ, Kazahstan từng gắn liền với NaUy và New England. Tóm lại, các viên đá đã chạy khắp thế giới.

Nếu giả sử mọi thứ cứ tiếp diễn: thì Đại Tây Dương sẽ mở rộng hơn Thái Bình Dương, châu Úc sẽ bị hút các đảo và gắn vào châu Á… dĩ nhiên, ta không thể đợi đủ lâu để chứng kiến..

Trái đất là trương hợp duy nhất trong số các hành tinh đá có mảng kiến tạo, khác với hành tinh có kích thước gần giống nó là sao Kim. Người ta nghĩ rằng kiến tạo mảng là một phần sự sống hữu cơ của hành tinh này. Sự trôi dạt lục địa có thể đã vài lần gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt…

Kiến tạo mảng ko chỉ lý giải cho hoạt động bề mặt Trái đất, phân bố hóa thạch, mà còn cho những hoạt động trọng lòng nó: sự hình thành đảo, núi lửa, động đất, và kỷ băng hà…

Núi lửa, động đất

Nhân nói về núi lửa, bạn có biết công viên hoá thạch Ashfall không? 

Trước đây nó một hồ nước cạn và sau khi núi lửa phun trào vào khoảng 12 triệu năm trước, nó là một ngôi mộ tập thể của vô số các loài động vật, chúng bị vùi lấp dưới lớp tro núi lửa sâu tới 3m. Các con vật này hít phải quá nhiều tro của núi lửa sau khi phun trào, các hạt tro này rất sắc cạnh, làm phổi của chúng bị phù, bệnh phù phổi dẫn tới loãng xương. Chúng tới hồ nước đề hi vọng làm dịu cơn đau nhưng tiếc thay bụi của trận phun trào núi lửa đã biến nguồn nước thành một đống bùn xám xịt không còn uống được. 

Như vậy, bên dưới miền tây nước Mỹ là một vạc Mắc-ma lớn, một miệng núi lửa khổng lồ, nó có khả năng gây ra thảm họa khoảng 600.000 năm một lần. Lần phun trào cuối cùng là khoảng 600.000 năm trước =))

Thế còn về thảm họa Động đất?
Động đất có 2 loại: Động đất thường hay gặp nhất xảy ra ở các mảng kiến tạo gặp nhau. Loại thứ hai đáng sợ hơn vì hầu như chúng ta không thể dự đoán được, đó là động đất nội mảng.

1. Loại 1 thì khi các mảng va ép vào nhau áp lực sẽ gia tăng cho tới khi một trong hai mảng thoái lui. Tokyo được ví là Thành Phố Chờ Chết, Tokyo nằm trên điểm hội tụ của 3 mảng kiến tạo. Trận động đất lớn nhất trong lịch sử Tokyo xảy ra năm 1923, mang tên Great Kanto. Hai nghìn người tử vong.

2. Loại 2 thì xảy ra ở xa rìa các mảng kiến tạo. Chúng xuất phát từ độ sâu hơn dưới lòng đất nên mức độ lan truyền của nó rộng hơn. Các cuộc động đất nổi tiếng thuộc loại này từng tấn công nước Mỹ năm 1811-1812. Người ta nhìn thấy đất đai như nổi sóng, trồi lên tới 1m và xuất hiện những vết nứt sâu tới vài mét. Sức tàn phá thì cũng như thường lệ của các trận động đất! Loại động đất này không xảy ra 2 lần cùng một địa điểm, vả xảy ra rất ngẫu nhiên như tia chớp. Liệu điều gì gây ra đứt gãy nội mảng? Hẳn phải do thứ gì đó nằm sâu trong lòng đất? Loài người chưa biết được nhiều hơn thế!

Hành tinh băng giá

Ngoài những thảm hoạ động đất và núi lửa, một vấn đề toàn cầu nữa là trái đất đang nóng lên. Thật ngược đời là trái đất nóng lên lại có thể khiến nó trở nên đóng băng, đó là việc quay trở lại với giai đoạn băng hà triền miên. Hay còn gọi là: Kỷ Băng Hà. 

Bạn biết đấy, Trái đất xuất hiện rất nhiều những điều kỳ lạ, ví dụ như: Xương của tuần lộc bắc cực lại xuất hiện ở miền nam ấm áp của Pháp, những hòn đá khổng lồ kẹt trên sườn núi đá vôi,… Loài người bắt đầu đi tìm lời giải cho những vấn đề này. Và thuyết kỷ băng hà ra đời bởi nhà tự nhiên học người Thụy Sĩ mang tên Louis Agassiz. Ông cho rằng đã có thời kỳ Trái đất là một quả cầu tuyết, các dòng sông băng chảy dài qua các lục địa. Và chúng có khả năng di chuyển các tảng đá.

Nguyên nhân của kỷ băng hà lại do một người gác cổng tìm ra, ông mang tên James Croll. Croll là một người gác cổng ham học hỏi, ông thường nhờ anh trai làm việc thay vào các buổi tối để có thể làm đọc sách trong các thư viện của trường ĐH.

Croll cho rằng nguyên nhân là do trái đất thay đổi quỹ đạo một cách có chu kỳ từ tròn sang elip và lại từ elip sang tròn. 

Trước đây chưa ai nghĩ tới nguyên nhân của các kỷ băng hà lại đến từ vấn đề thiên văn. Giả thiết này từng bị cho là thiếu thuyết phục mà phải nhờ một người tên là Milutin Milankovitch chứng minh rằng, góc hướng mặt trời, độ nghiêng, độ cao và độ rung,… có tác động tổng hợp dẫn tới việc làm trái đất trở nên lạnh giá. 

Ông cũng đúng khi cho rằng có sự liên quan giữa thời kỳ băng hà và sự dao động của trái đất. Ngoài ra, một nhà khoa học người Nga gốc Đức là Wladimir Koppen đã đúng khi cho rằng, nguyên nhân chính của các kỷ băng hà là mùa hè mát mẻ chứ ko phải mùa đông lạnh giá. Khi mùa hè mát mẻ, băng sẽ không thể tan, ánh sáng mặt trời sẽ bị dội ngược, lạnh lại càng lạnh, tuyết có thể rơi nhiều hơn. Băng sẽ được tạo thành và mở rộng không ngừng, khi băng đủ lớn chúng bắt đầu di chuyển. Đó chính là cách mà các sông băng của kỷ băng hà được tạo ra.

 Về cơ bản trái đất là một quả cầu tuyết, nó có kỷ băng hà nối tiếp nhau, trong các kỷ bằng hà có giai đoạn giãn băng với thời tiết thuận lợi. Và chúng ta đang sống trong giai đoạn giãn băng đó đã 10.000 năm. Tuy nhiên thao các nhà địa chất tính toán thì mỗi giai đoạn giãn băng chỉ 8.000 năm. OMG! Điều này nghĩa là bất kỳ lúc nào trái đất cũng sẵn sàng quay lại thời kỳ lạnh giá. 

Trái đất đang nóng lên, điều đó cũng sẽ làm cho hơi nước bốc nhiều hơn, tạo ra một lớp mây dày và thường xuyên trên trời, từ đó phản ngược lại ánh sáng mặt trời, bề mặt trái đất sẽ từ từ lạnh đi, từ đó làm cho châu Âu và Bắc Mỹ lạnh hơn, các dòng sông băng sẽ hình thành một cách nhanh chóng, đe dọa hoạt động các sinh vật sống …

Thế nhưng, như lịch sử đã chứng minh, sự sống rất mạnh mẽ và có thể tái sinh từ những điều kiện khắc nghiệt nhất.

Suggested
Suggested contents and articles.
Suggested Contents
Sách Lược Sử Vạn Vật – Kỷ nguyên sơ khai của khoa học hiện đại
Đo lường vạn vật Bạn đã nghe đến phương pháp đo khoang cách bằng cách lập lưới tam giác? Đó đơn giản là việc ứng dụng lượng giác, khi chúng ta biết độ dài một cạnh và hai góc, ta có thể tính độ dài các cạnh còn lại. Các
Sách Lược Sử Vạn Vật – Kỷ nguyên mới bắt đầu
Vũ trụ của Einstein Gần cuối XIX, các nhà khoa học có thể hài lòng rằng đã có câu trả lời ở hầu hết các lĩnh vực. Nhiều người thậm chí tin chẳng còn gì để nghiên cứu… 1875, Max Planck nghiên cứu về entropy, quá trình cốt lõi của
Sách Lược Sử Vạn Vật – Con Người
Nếu bạn chưa đọc Lược Sử của Sự Sống thì mời bạn đọc trước khi đọc bài này: Lược sử vạn vật – Bản thân sự sống Như vậy, theo chiều dài lịch sử xuất hiện sự sống, chúng ta biết rằng từ các sinh vật nhân sơ tiến hoá
Sách Lược Sử Vạn Vật – Vũ trụ sơ khai
Lạc vào vũ trụ Những khái niệm ban đầu về vũ trụ: Theo các nhà vật lý lý thuyết ngày nay, vũ trụ của chúng ta khởi nguyên từ hư vô – từ một điểm gần như không có kích thước, gọi là điểm kỳ dị. Trong một khoảnh khắc huy
Sách Lược sử vạn vật – Bản thân sự sống
Bạn có biết sự sống đầu tiên trên Trái Đất có từ khi nào không?Các sinh vật như vi khuẩn, cây cỏ và động vật đến từ đâu? Hoặc bạn đã bao giờ đặt câu hỏi “tại sao bạn lại hiện diện trên hành tinh “Trái Đất” mà không phải
Comments
All comments.
Comments

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.